XE BUS KHỞI HÀNH TỪ HÀ NỘI ĐI LÀO
- Hà Nội – Viêng Chăn: 600,000đ/vé
- Hà Nội – Savana Khẹt: 900,000đ/vé
- Hà Nội - Xiêng Khoảng: 700.000 đ/ vé
- Hà Nội - Tha Khet: 800.000 đ/vé
- Thời gian khởi hành: 18h.30 hàng ngày
- Thời gian: 22 tiếng – 25 tiếng
Trên đường đi Thakhet, tôi gặp một bản khá nhộn nhịp. Trên con đường lớn dẫn vào bản có một cái chợ ăn một tô khợp bun và mua thêm đồ ăn đem theo. Ra khỏi chợ, tôi thẳng đường quốc lộ mà tiến thì thấy hai bên đường có nhiều quầy bán chuối già và chuối cau.
Tôi dừng xe tấp vào quầy bán chuối của hai cô bé khoảng 10 - 11 tuổi, dù không có ý định mua chuối vì đã mua lỉnh kỉnh nhiều thứ rồi. Một cô bé xách nguyên buồng chuối cau được cột trong một bao ny lông màu đỏ ra đưa cho tôi và nói giá 5 ngàn. Tôi tưởng mình nghe lầm, làm gì có giá 5 ngàn cho cả buồng chuối cau như vậy. Tôi cầm lấy và hỏi đi hỏi lại, 5 ngàn à? (ha pan kip?) cô bé gật đầu. Cô bé kia quay sang nói nhỏ: chệt pan (7 ngàn) nhưng cô bé này vẫn khăng khăng giá 5 ngàn. Ôi trời, tôi có thể từ chối một giá rẻ thế sao? Ở các bản khác với 5 ngàn tôi chỉ có thể mua 1 nải chuối cau thôi.
Buồng chuối treo trước ghi đông xe thật tiện nhưng cũng khiến nhiều người nhìn tôi ngạc nhiên.
Vậy là tôi cầm lấy buồng chuối và máng luôn vào tay lái xe. Tôi cũng không biết làm sao mà lái xe nữa nhưng tôi không thể không mua. Tôi móc 5 ngàn ra đưa và lên xe đạp. Mấy người bán hàng ở các gian gần đấy nhìn tôi cười ha hả.
Thật buồn cười là tôi chở cả buồng chuối theo, cứ vừa đi vừa bẻ chuối ăn. Buồng chuối này không ngọt và thơm như chuối cau ở các nơi khác, nhưng cũng không tệ. Chốc chốc tôi lại dừng lại, bẻ chuối ăn. Loáng cái đã hết 3 nải. Vẫn còn ba, bốn nải nữa, hai nải cuối vẫn còn xanh.
Đi một hồi thì vào bản Namthone. Dọc hai bên đường là các bảng hiệu tiếng Việt. Người Việt sang đây chọn toàn các bản, thị trấn lớn hoặc thành phố mà sống và làm ăn thôi. Cứ thấy nơi nào có nhiều bảng hiệu tiếng Việt thì biết đó là một bản lớn, các bản nhỏ gần như không có người Việt. Ngoài ra người Việt sống ở phía Nam nhiều hơn ở phía Bắc, có thể là do ở phía Nam kiếm tiền dễ hơn chăng và có thể do ở phía Nam gần biên giới Lào-Thái và mỗi khi hết hạn 30 ngày, họ chỉ cần qua cầu vượt sông Mê Kông sang Thái rồi lại về Lào để được đóng một cái mộc 30 ngày khác.
Trời bắt đầu nắng lên. Tôi ghé vào một ngôi chùa bên đường để lấy nước cho vào chai. Chùa chiền ở Nam Lào có những đặc điểm hơi khác với các ngôi chùa ở phía Bắc một tí.
Một nơi nghỉ chân ven đường lý tưởng sau chặng dài đạp xe của tôi.
Tôi lại tiếp tục đi, gần 12 giờ trưa, trời nóng như đổ lửa. Ven đường là một ngôi nhà tường đóng cửa, ngoài sân là vài cái bàn ghế được sắp xếp gọn ghẽ và ngay ngắn dưới những tán cây mát rượi. Sau lưng là một hồ nước đầy ăm ắp. Thật là quyến rũ, không cưỡng lại được. Tôi dừng xe, vào bàn ghế lấy thức ăn ra đánh chén, sau đó ra hồ nước gội đầu luôn. Đúng là đi bụi sướng nghen các bạn! Có thể tắm và gội đầu mọi lúc mọi nơi miễn là thuận tiện. Thoải mái quá, tôi ngồi dũa móng tay móng chân nữa mới sướng chứ!
Lại lên đường. Chỉ còn khoảng 80 cây số nữa là vào Thakhet, một nơi nổi tiếng với khách du lịch bởi có vài cái hang nghe nói là vô cùng ngoạn mục.
Bây giờ tôi mới để ý, người ta quăng vỏ lon bia, lon nước ngọt đầy đường mà không ai nhặt để bán ve chai cả, đó là chưa kể đến số lượng lớn thùng và hộp carton, chai nước suối. Người Lào chỉ sử dụng một lần rồi vứt chứ không thèm đồ tái chế hay sao ấy? Chỉ đi vài cây số mà tôi nghĩ nếu chịu khó nhặt (chỉ một bên lề đường thôi) cũng được ít nhất một chục ký ve chai đấy chứ. Tôi không hiểu vì sao các xe buýt đường dài không trang bị thêm thùng rác và khuyến khích hành khách vứt rác vào đấy. Sau mỗi chuyến như thế, đảm bảo tài xế sẽ bán được khá bộn tiền.
Còn khoảng 50 cây số nữa thì đến Thakhet, tôi dừng lại ở bản Phon Phon (cách Thakhet 53 cây số về hướng Vientiane). Tôi muốn tìm một ngôi chùa để xin vào nghỉ chân, nhưng chùa ở miền Nam quá đơn giản nên nếu không nhìn kỹ thì sẽ không nhận ra. Ngôi chùa của bản Phon Phon nằm thấp thoáng trong một xóm dân cư, tôi rẽ vào và phát hiện đó là một nơi vô cùng lý tưởng để nghỉ ngơi. Chùa chỉ có hai ngôi nhà; một là chính điện và một nhà là nơi nghỉ ngơi cũng là nơi các Phật tử cúng dường thực phẩm cho nhà sư.
Ngay trước lối vào là một nhà sàn, chỉ có mái che chứ không có vách tường, để trống bốn bên. Tôi sẽ ngủ ở nhà sàn này mà không sợ mưa hay sương đêm.
Chính điện lót gạch bông sạch sẽ và tĩnh mịch; thỉnh thoảng có vài đứa con nít đến chơi thôi, còn dân làng hầu như chỉ lên nhà sàn, chỗ có hai sư ông già và một chú tiểu 11 tuổi người Seno. Và, tôi đã ở lại trong ngôi chùa này luôn đến 5 đêm.
Hàng ngày, tôi ôm máy tính ra chính điện ngồi viết hoặc đọc truyện. Ở đây có ổ cắm điện nên tôi có thể sạc pin. Ngồi mãi, khi nào mệt thì nằm luôn xuống sàn chợp mắt một lúc. Đến bữa ăn, sau khi các sư dùng xong thì họ gọi tôi. Đúng là thảnh thơi vô cùng!
Có điều lạ là ở bản này, không ai quan tâm đến việc quét dọn chính điện cả. Hôm tôi mới đến, hình như ở đây có diễn ra lễ hội gì đó nên trong chính điện đầy rác. Chịu không nổi, tôi cầm chổi lên quét dọn luôn và hàng ngày tôi đều quét trong thời gian ở lại đây. Đến ngày thứ tư thì ở đây có một cuộc họp.
Chuyện trò với một đồng hương buôn gỗ
May là sáng hôm đó tôi đã quét dọn sạch sẽ nên họ đến không cần phải làm gì cả. Dân Lào quả là sống giản dị, quan và dân gần gũi nhau nên nhìn chả phân biệt được và họ quây quần như thế, tất cả ngồi dưới sàn nhà. Tuy nhiên cái tính xài sang của họ vẫn không bỏ. Một ông chắc là quan xã hay sao ấy, đi xe 7 chỗ đến, ôm theo thùng nước khoáng, loại chai 350ml, nhưng hầu như không ai uống, vậy là họp xong người dân, ai thích thì đến xin một chai, cuối cùng còn 3 chai, ông ta đưa cho tôi tất.
Người dân uống xong cứ vứt vỏ chai lung tung, không hề nghĩ đến việc dùng chúng vào việc gì khác hay tái chế cả. Ý thức về môi trường của người Lào khá kém; rồi đến một lúc nào đó họ sẽ phải trả giá đắt cho việc này. Hiện nay Lào vẫn là một quốc gia hầu như chưa bao giờ có ngập lụt. Mặc cho Thái Lan, Campuchia, Việt Nam rên xiết vì lụt lội, Lào vẫn tỉnh rụi như không.
Người Lào "xài" rừng vô tội vạ, thậm chí họ còn cho dân buôn gỗ nước khác đến phá hoại tài nguyên thiên nhiên của họ. Đêm thứ tư của tôi ngủ tại đây, tôi được dịp tiếp xúc với anh Quang (*), người Quảng Trị, chuyên buôn gỗ từ Lào về Việt Nam; anh ta đi buôn ở Lào 19 năm rồi và nói tiếng Lào chỉ thua tiếng mẹ đẻ thôi.
Anh ta dặn tôi cứ vào các chùa mà ngủ như thế này là an toàn nhất bởi đền, chùa là nơi rất thiêng liêng đối với người dân Lào và họ không dám làm những việc xấu xa ở đó. Tôi cũng nghĩ như thế, cả ở các nước khác như Mông Cổ, Ấn Độ cũng vậy, cứ đến ngủ gần những nơi mà người dân thờ phụng thì được an toàn bởi họ dù gì cũng phải nể thần linh của họ chứ.
Xem ra, việc đi xe đạp và ăn mặc rách rưới đã đem lại sự an toàn cho tôi bấy lâu nay mà tôi không để ý đến các bạn nhỉ? Đến đây thì tôi nhớ ra một trong những chiêu mà các tay đi bụi sừng sỏ truyền tai nhau để tránh móc túi hoặc tội phạm là trông có vẻ rách rưới và xanh xao (look pale) một tí. Nếu bạn trông hồng hào, túi xách ba lô bóng láng, mặt thì hăm hở, mắt sáng rỡ nhìn ngó lung tung thì chắc chắn mọi cử động của bạn sẽ nằm trong tầm kiểm soát của một tên hay một nhóm tội phạm nào đấy chỉ chờ dịp là ra tay. Chậc, giang hồ hiểm ác, phải dùng chiêu thì mới sống nổi đây mà!
Tôi hỏi anh ta là nghe nói đất Lào linh thiêng lắm phải không? Anh ta nói đúng, anh ta cũng cực kỳ tin tưởng, nói chi là dân Lào. Chẳng hạn, xe hay hư hỏng dọc đường thì đến chùa làm lễ, các sư đeo cho một sợi dây vào cổ tay và đeo dây vào xe thì mọi chuyện thuận lợi ngay. Tôi hỏi tiếp, nghe nói đất Lào còn linh thiêng ở chỗ, ai đến đây sống thì có thể sử dụng tài nguyên và vàng bạc của họ nhưng không được mang ra khỏi Lào, nếu vẫn cố mang ra thì thế nào cũng “chịu hậu quả”. Anh ta phủ nhận, không tin điều đó.
Anh Quang bảo, anh ta cũng là người có máu du mục, nghĩa là không thể nào ở yên một chỗ quá lâu, anh ta thích đi đây đó nhưng toàn là đi bằng xe hơi chứ chưa đi xe đạp như tôi. Anh ta bảo đúng là không tin nổi. Khi mới đến bản này, nghe mấy người dân trong bản bảo có người Việt đi xe đạp từ Vientaine đang ở tại đây mấy ngày rồi. Anh ta không tin và bảo họ dẫn đi gặp tôi cho được.
Anh ta bảo sẽ về kể cho vợ nghe. Tôi bảo chắc chắn vợ anh ta không tin đâu nên kể làm chi cho mệt. Tôi giới thiệu blog của tôi cho anh ta và bảo người ta đọc blog rồi mà có người vẫn còn không tin nữa huống là chỉ nghe kể miệng. Anh ta bảo tôi là lúc ấy anh ta bận đi “làm gỗ” cách đấy 50 cây, nếu vài ngày sau quay lại mà tôi vẫn ở đấy, anh sẽ tặng tôi một cuốn từ điển Việt - Lào.
Anh ta bảo rằng anh ta có khi mê đi quá, “mất tích” cả năm vậy mà vợ nhà vẫn không trách. Anh ta đi riết hai vợ chồng y như ly thân nhưng vợ vẫn chung thủy. Tôi nghĩ, chắc cũng do chị ta quen dần sự vắng mặt của anh chồng rồi. Có khi anh ta ở nhà lâu quá, vợ lại “thấy ngứa mắt”.
Đúng là vui ghê khi gặp người có cùng dòng “máu du mục” như mình. Lạ thiệt nghen, những người như tôi có sẵn máu du mục trong người rồi nên ai đó bắt ép họ phải ở một nơi thật ra là đang giết dần giết mòn họ đấy. Việc thường xuyên di chuyển ngoài đường lại tạo cho họ niềm hưng phấn, chắc giống cảm giác “lên đỉnh” ấy. Tôi chẳng những có máu du mục mà dưới mỗi gan bàn chân của tôi là một nối ruồi; thử hỏi như thế thì làm sao tôi có thể ở yên một nơi được chứ?
Khi tôi chia tay mọi người để ra đi, các sư và dân làng bảo khi nào đi ngang thì ghé qua ăn cơm uống nước và nghỉ ngơi. Trước đó tôi còn được nhà sư tặng cho một khúc sáp nến mà tôi đoán chắc là có ý nghĩa gì linh thiêng lắm.
Đi khoảng 13 cây số là đến Thakhet, nơi có cây cầu hữu nghị Lào-Thái số 3 mới khánh thành vào đầu tháng 11/2011, nối liền tỉnh Khammouane (Lào) và Nakhon Phanom (Thái), có tuyến xe buýt quốc tế Thakhet - Nakhon Phanom. Theo tôi, so với cầu Hữu Nghị số 1 nối kiền Vientaine (Lào) và Nongkhai (Thái) và cầu Hữu Nghị số 2 nối liền Savanakhet (Lào) và Muddahan (Thái) thì cây cầu số 3 là đẹp nhất. Nó có hình dáng cong cong như vành trăng khuyết. Đầu cầu là hai tòa tháp vàng. Trông từ xa cây cầu rất đẹp.
Tàu
TSC Express đi Sapa cung cấp vé tàu khoang 4 giường ốp gỗ, nằm mềm,
điều hòa mang mác tàu SP1, SP2 khởi hành lúc 21:10 tại Ga trần quý cáp,
hà nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét